Khảo sát tỷ lệ nhiễmHBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí năm 2007-2008

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này cho ta một số nhận xét: - Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện cao: 92,9% - Tỷ lệ nhiễm: HBV cao (8,0%), tỷ lệ nhiễm HCV, HIV, Giang mai thấp. Chưa gặp một trường hợp nào nhiễm ký sinh trùng Sốt rét. - Giới: nam chiếm tỷ lệ cao: 76,7%; tỷ lệ nhiễm HBV (+): 8,88%. Nữ chiếm 23,3%; tỷ lệ nhiễm HBV (+): 5,02%. Gặp nhiễm HIV, Giang mai ở nam nhưng tỷ lệ rất thấp. - Tỷ lệ nhiễm HBV ở tuổi từ 18-29 là 8,2%; - Người hiến máu có nghề nghiệp khác nhau nhưng tỷ lệ nhiễm HBV tương đương nhau. - Tỷ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu lần đầu (8,4%) và nhắc lại (7,6%) gần tương đương nhau.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỷ lệ nhiễmHBV, HCV, HIV, giang mai, sốt rét ở người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí năm 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 411 KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM HBV, HCV, HIV, GIANG MAI, SỐT RÉT Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM- THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ NĂM 2007-2008 Nguyễn Thị Tuyết Mai*, Phạm Thị Tố Hoa*, Nguyễn Thị Hồng*, Lê Thị Thùy Trang* Phạm Thị Tươi*, Phạm Thị Thư*, Nguyễn Quang Lương*, Nguyễn Đức Vinh* TÓM TẮT Hàng năm, nhu cầu sử dụng máu/chế phẩm tại bệnh viện Uông Bí khoảng 6000-8000 đơn vị, nhưng chỉ mới cung cấp được khoảng 50% nhu cầu đó, trong đó trên 95% là người cho máu tình nguyện. Việc lựa chọn đối tượng có nguy cơ thấp để vận động, tuyên truyền hiến máu tình nguyện và hiến máu nhắc lại là một việc làm rất cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn cho người bệnh. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm: Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thu gom máu tình nguyện. Xác định tỷ lệ chung nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét ở người hiến máu tình nguyện. Mô tả tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét ở một số đặc điểm của người hiến máu tình nguyện: Tuổi, giới, nghề nghiệp, hiến máu lần đầu và hiến máu nhắc lại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Người hiến máu tình nguyện của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong 2 năm 2007 - 2008. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm ELISA. Kết quả và bàn luận: Trong 6064 mẫu xét nghiệm sàng lọc HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét của người cho máu tình nguyện từ 2007 - 2008 cho thấy: - Tỷ lệ HBV (+): 8,0%; HCV (+): 0,15%; HIV và Giang mai (+): 0,05%. Chưa gặp một trường nào nhiễm ký sinh trùng Sốt rét. - Nam (76,7%): tỷ lệ HBV (+) là: 8,88%; nữ (23,3%): tỷ lệ HBV (+) là 5,02%. - Tuổi người tham gia hiến máu tình nguyện từ 18-59. Tỷ lệ HBV (+) cao ở tuổi 18-29. - Nghề nghiệp: Người hiến máu tình nguyện là Học sinh chiếm 66,35%. Tỷ lệ nhiễm HBV ở các đối tượng hiến máu tình nguyện tương đương nhau. - Hiến máu lần đầu chiếm tỷ lệ rất cao (87,8%), tỷ lệ HBV (+): 8,%. Hiến máu nhắc lại thấp (12,2%), tỷ lệ HBV (+): 7,6%. Từ khóa: Khảo sát tỷ lệ nhiễm HBV,HCV,HIV, giang mai, sốt rét ở người hiến máu tình nguyện. ABSTRACT SURVEY PREVALENCE HBV, HCV, HIV, SYPHILIS, MALARIA HUMAN IN VOLUNTEER BLOOD DONATION HOSPITAL VIETNAM-SWEDEN DRINKING YEAR 2007-2008 Nguyen Thi Tuyet Mai, Pham Thi To Hoa, Nguyen Thi Hong, Le Thi Thuy Trang, Pham Thi Tuoi, Pham Thi Thu, Nguyen Quang Luong, Nguyen Duc Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 411 - 416 Investigation into rate infection HBV, HCV, HIV, Syphilis, Malaria of voluntary blood donors in Vietnam- Sweden Uongbi hospital from 2007-2008. Background/Objectives: Every year, from 8000-10000 unites blood component in used of Vietnam Sweden *Bệnh viện Việt Nam – Thủy Điện Uông Bí Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Tuyết Mai, ĐT:0913.252.611, Email: ngthituyetmaiub@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 412 Uong Bi hospital and others hospital in Quangninh province; but about 50 % was supplied, > 95% voluntary blood donors. The selection voluntary blood donor to prevent the risk infectous diseases by blood transfusion, supplies safety blood for patients. Method: A total of 6064 screening tests HBV, HCV, HIV, Syphilis, and Malaria of voluntary blood donors from 2007 - 2008. Result and conclusion: - HBV (+): 8.8%. HCV (+): 0.15%; HIV, Syphilis (+): 0.05%. No case of Malaria infection. - Male ( 76.7%) HBV (+): 8.88%; female (23.3% ) HBV (+): 5.02%. - Age of voluntary blood donors: 18 to 59. Mean: 23.4. HBV (+) was higher in age from 18-29. - Professional: Voluntary blood donor of Student was higher (66.35%). HBV (+) was equal of the all-voluntary blood donors. - First blood donation (87.8%) HBV (+): 8.4%. Repeat blood donation ( 12.2%) HBV (+): 7.6%. Key word: survey prevalence HBV, HCV, HIV suyhilis, human malaria voluntary blood donation. ĐẶT VẤN ĐỀ Máu là một thứ thuốc quý, rất cần thiết cho sự sống của con người, có nguồn gốc từ người. Mặc dù hiện nay Y học rất phát triển xong vẫn chưa có gì có thể thay thế được máu. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của Y học, ngành Truyền máu cũng đang phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu máu cho công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Hàng năm, trên thế giới cần khoảng 130 triệu đơn vị máu để cứu chữa người bệnh; Việt nam cần khoảng 1,700,000 đơn vị máu, nhưng năm 2008 mới thu thập được 528,325 đơn vị máu; đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đó. Quảng ninh, dân số có hơn một triệu người, nhu cầu máu cho cấp cứu điều trị người bệnh cần khoảng 20.000 đơn vị/năm, nhưng thực tế mới đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu. Hiện nay, nguồn người cho máu của tỉnh Quảng ninh đã có sự chuyển biến rõ rệt, chủ yếu là cho máu tình nguyện. Bệnh viện Uông Bí, nhu cầu sử dụng máu hàng năm khoảng 6,000 – 8,000 đơn vị, nhưng chỉ mới cung cấp được khoảng 50% nhu cầu đó, và trên 90% là người hiến máu tình nguyện. Qua đó, ta thấy số lượng máu phục vụ cho điều trị, cấp cứu, thảm hoạ, dự trữ cho An ninh, Quốc phòng luôn luôn thiếu. Mục tiêu của Chương trình An toàn truyền máu Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là “Bảo đảm bảo trên phạm vi toàn quốc 100% đơn vị máu trước khi truyền được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng: HIV, viêm gan B, viêm gan C, Giang mai, Sốt rét”(2), và công tác xét nghiệm sàng lọc người hiến máu đã được Quy chế Truyền máu nêu rõ(18). Hàng năm có nhiều công trình nghiên cứu có liên qua đến việc xét nghiệm sàng lọc người hiến máu. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu như HBV là rất cao, tỷ lệ nhiễm HCV, HIV ngày càng gia tăng, tỷ lệ nhiễm Giang mai, Sốt rét thấp (3-16). Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện; việc lựa chọn đối tượng có nguy cơ thấp để vận động, tuyên truyền hiến máu tình nguyện và hiến máu nhắc lại là một việc làm rất cần thiết đối với ngành Truyền máu để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh trên, cung cấp nguồn máu an toàn cho người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ thu gom máu tình nguyện. - Xác định tỷ lệ chung nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét. - Mô tả tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét ở một số đặc điểm của người hiến máu tình nguyện: Tuổi, giới, nghề nghiệp, hiến máu lần đầu và hiến máu nhắc lại. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Là những người hiến máu tình nguyện tại các điểm thu gom máu cố định của bệnh viện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 413 Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí năm 2007-2008. Tiêu chuẩn chọn mẫu Theo Quy chế Truyền máu ban hành ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng bộ Y tế, tại chương II, mục 1, điều 6: quy định điều kiện đối với người hiến máu. Tiêu chuẩn loại trừ Theo Quy chế Truyền máu ban hành ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng bộ Y tế, tại chương II, mục 1, điều 7 quy định: Những người sau đây không được hiến máu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Tổng số mẫu thu gom được trong 2 năm (2007, 2008) được khoảng khoảng 5.500- 6.500 mẫu từ người hiến máu tình nguyện. Chọn mẫu Theo tiêu chuẩn chọn mẫu. Xử lý số liệu Sử dụng chương trình Epi Info 6.04. Thời gian nghiên cứu Từ 01/01/2007 đến 31/12/2008. Địa điểm nghiên cứu Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí. Kỹ thuật xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu Theo Quy chế Truyền máu ban hành ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng bộ Y tế(18): điều 17 quy định các xét nghiệm phải thực hiện đối với mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm sau: - Kỹ thuật ELISA(17) :phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan virus B (HBsAg); phát hiện kháng thể viêm gan virus C (Anti-HCV), phát hiện kháng nguyên và kháng thể HIV (HIV Ag/Ab) bằng thuốc thử của hãng Bio-Rad trên dàn máy ELISA tự động EVOLIS. - Kỹ thuật xét nghiệm nhanh(17): bằng test nhanh của SD (Hàn Quốc) và Determine (Nhật Bản). - Kỹ thuật xét nghiệm ngưng kết hạt: + TP-PA Xét nghiệm sàng lọc phát hiện kháng thể Giang mai, thuốc thử của hãng Bio- rad (Pháp). + Serodia(17): Phát hiện kháng thể HIV ½ trong khẳng định HIV dương tính, thuốc thử SFD của hãng Bio-rad (Nhật Bản). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Tỷ lệ máu tình nguyện thu gom được Bảng 1: Tỷ lệ máu tình nguyện thu gom được Số T.T Đối tượng đơn vi Số lượng Tỷ lệ % 1 Tình nguyện đơn vị 5625 92,9 2 Chuyên nghiệp đơn vị 208,4 3,4 3 Mua ngoại viện đơn vị 221 3,7 4 Máu loại đơn vị 453 7,5 Tổng số đơn vị 6054,4 100,0 Trong 2 năm, lượng máu/chế phẩm máu bệnh viện sử dụng là 6054,4 đơn vị; số lượng máu tình nguyện chiếm 92,9%; máu chuyên nghiệp chỉ còn có 3,4% chiếm một tỷ lệ rất nhỏ; trong khi đó mục tiêu của chương trình An toàn truyền máu quốc gia là đạt 50% người hiến máu tình nguyện năm 2007 và đạt 70% đến 2010(2). Đây là một kết quả rất khả quan về nguồn người hiến máu tình nguyện tại Quảng Ninh. Tỷ lệ máu loại là 7,5%; còn cao so với các đơn vị thu gom máu khác trong cả nước (0,51%) (5); 3,58%(6) do làm test thử HBsAg trước lấy máu còn ít. Năm 2008, toàn quốc thu gom được 528,325 đơn vị máu, trong đó 59% là từ người hiến máu tình nguyện. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 414 Tỷ lệ chung nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét Bảng 2: Tỷ lệ chung nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét Âm tính Dương tính Số T.T virus n % n % Tổng số mẫu xn 1 HBsAg 5880 92,0 484 8,0 6064 2 Anti-HCV 6055 99,85 9 0,15 6064 3 Anti-HIV 6061 99,95 3 0,05 6064 4 KT Giang mai 6061 99,95 3 0,05 6064 5 Sốt rét 6064 100,00 0 0 6064 Tỷ lệ HBV (+) là 8,0%) tương đương với các nghiên cứu khác trong cả nước(5,6,7,9,10); nhưng cao hơn so với nghiên cứu của viện HH-TM TW (3,5%)(12) và bệnh viện TMHH tp HCM (3,3%)(3). Còn tỷ lệ nhiễm HCV, HIV, Giang mai thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác trong nước(3,9,10,11,12). Chưa gặp một trường hợp nào nhiễm ký sinh trùng Sốt rét, kết quả này tương đương với các nghiên cứu(6,7,11,12). Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo giới - Giới: Nam: 4649 người (76,7%). Nữ: 1415 người (23,3%). Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo giới Giới Số TT Loại virus Nam Nữ Tổng số Tổng số 4649 1415 6064 âm tính 4236 1344 5580 Dương tính 413 71 484 Tỷ lệ (+) 8,88 5,02 1 HBsAg p 0,000003 Tổng số 4649 1415 6064 âm tính 4640 1415 6055 Dương tính 9 0 9 2 Anti- HCV Tỷ lệ (+) 0,2 0 Tổng số 4649 1415 6064 âm tính 4646 1415 6061 Dương tính 3 0 3 3 Anti- HIV Tỷ lệ (+) 0,065 0 Tổng số 4649 1415 6064 âm tính 4646 1415 6061 Dương tính 3 0 3 4 Kháng thể Giang mai Tỷ lệ (+) 0,065 0 Giới Số TT Loại virus Nam Nữ Tổng số Tổng số 4649 1415 6064 âm tính 4649 1415 6064 Dương tính 0 0 0 5 Sốt rét Tỷ lệ (+) 0 0 0 Tỷ lệ nam/nữ (%) 76,7 23,3 100,0 Tỷ lệ nam tham gia hiến máu (76,7 %) cao hơn nữ (23,3 %) 3,2 lần; kết quả này có khác với một số nghiên cứu khác (4), (7), (15)... Nam có HBV (+) là 8,88 %; nữ HBV (+) là 5,02 %. Tỷ lệ nhiễm HBV giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo nhóm tuổi - Tuổi tham gia hiến máu: từ 18- 59 tuổi. - Tuổi trung bình: = 24,3 tuổi. Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số TT Loại virus Nhóm 1 (18-29) Nhóm 2 (30-39) Nhóm 3 (40-49) Nhóm 4 (50-60) Tổng số 5008 539 401 116 âm tính 4597 507 366 110 Dương tính 411 32 35 6 1 HBsAg Tỷ lệ (+) 8,2 5,9 8,7 5,2 Tổng số 5008 539 401 116 âm tính 5004 536 399 116 Dương tính 4 3 2 0 2 Anti-HCV Tỷ lệ (+) 0,08 0,56 0,5 0 Tổng số 5008 539 401 116 âm tính 5006 538 401 116 Dương tính 2 1 0 0 3 Anti- HIV Tỷ lệ (+) 0,04 0,18 0 0 Tổng số 5008 539 401 116 âm tính 5005 539 401 116 Dương tính 3 0 0 0 4 KT Giang mai Tỷ lệ (+) 0,06 0 0 0 Tổng số 5008 539 401 116 âm tính 5008 539 401 116 Dương tính 0 0 0 0 5 Sốt rét Tỷ lệ (+) 0 0 0 0 Tỷ lệ nhóm tuổi (%) 82,6 8,9 6,6 1,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 415 Tuổi tham gia hiến máu từ 18-59, tuổi trung bình là 24,3 tuổi. Nhóm tuổi tham gia hiếm máu nhiều nhất là 18-29 tuổi. Đây là lứa tuổi học sinh, thanh niên, trẻ khỏe, sôi động, đầy nhiệt huyết và rất tích cực trong các phong trào Thanh niên tình nguyện trong đó có phong trào hiến máu tình nguyện. Tỷ lệ nhiễm HBV ở các nhóm tuổi 1 và 3 cao hơn nhóm tuổi 2 và 4. Tỷ lệ nhiễm HCV, HIV, Giang mai thấp. Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo nghề nghiệp Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số TT Loại virus Học sinh CBC C- VCN N Công nhân Nôn g dân LL vũ trang Khác Tổng số 4024 188 493 521 36 802 âm tính 3686 181 458 465 33 757 Dương tính 338 7 35 56 3 45 1 HBsAg Tỷ lệ (+) 8,4 3,7 7,1 10,7 8,3 5,6 Tổng số 4024 188 493 521 36 802 âm tính 4023 188 490 519 36 799 Dương tính 1 0 3 2 0 3 2 Anti- HCV Tỷ lệ (+) 0,02 0 0,61 0,38 0 0,37 Tổng số 4024 188 493 521 36 802 âm tính 4022 188 493 521 36 801 Dương tính 2 0 0 0 0 1 3 Anti- HIV Tỷ lệ (+) 0,05 0 0 0 0 0,12 Tổng số 4024 188 493 521 36 802 âm tính 4022 187 493 521 36 802 Dương tính 2 1 0 0 0 0 4 KT Giang mai Tỷ lệ (+) 0,05 0,53 0 0 0 0 Tổng số 4024 188 493 521 36 802 âm tính 4024 188 493 521 36 802 Dương tính 0 0 0 0 0 0 5 Sốt rét Tỷ lệ (+) 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ từng nghề (%) 66,35 3,1 8,13 8,6 0,59 13,23 Theo nghề nghiệp, tỷ lệ hiến máu tình nguyện ở học sinh vẫn là cao nhất (66,35%). Các đối tượng lực lượng vũ trang (0,59%) và CBCC- VCNN (3,1%) là thấp nhất; còn một số ngành nghề khác là tương đương; họ chỉ tham gia hiến máu tình nguyện để cứu chữa những người thân, những đồng nghiệp và bà con lối xóm của mình khi gặp hoạn nạn. Tỷ lệ này tương đương với một số nghiên cứu trong nước(6,8,10), nhưng lại cao hơn so với một số nghiên cứu khác(4,11). Tỷ lệ nhiễm trùng HBV ở các đối tượng là tương đương nhau (từ 7,1-10,7%), thấp nhất là CBCC-VCNN (3,7%). Tỷ lệ nhiễm trùng HCV, HIV, Giang mai là rất thấp ở các đối tượng. Tỷ lệ này cũng tương đương với một số nghiên cứu trong nước. Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo lần hiến máu Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai, Sốt rét theo lần hiến máu Lần hiến máu Số TT Loại virus Lần đầu Nhắc lại Tổng số Tổng số 5324 740 6064 âm tính 4876 704 5580 Dương tính 448 36 484 1 HBsAg Tỷ lệ (+) 8,4 7,6 Tổng số 5324 740 6064 âm tính 5316 739 6055 Dương tính 8 1 9 2 Anti- HCV Tỷ lệ (+) 0,15 0,135 Tổng số 5324 740 6064 âm tính 5321 740 6061 Dương tính 3 0 3 3 Anti- HIV Tỷ lệ (+) 0,036 0 Tổng số 5324 740 6064 âm tính 5322 739 6061 Dương tính 2 1 3 4 Kháng thể Giang mai Tỷ lệ (+) 0,037 0,14 Tổng số 5323 740 6064 âm tính 5323 740 6064 Dương tính 0 0 0 5 Sốt rét Tỷ lệ (+) 0 0 Tỷ lệ lần hiến máu (%) 87,8 % 12,2 % 100,0 Người hiến máu lần đầu chiếm tỷ lệ rất cao 87,8 %; hiến máu nhắc lại chỉ có 12,2% (tỷ lệ hiến máu lần đầu rất cao so với một số nghiên cứu(4,13)). Đây cũng là một điều rất trăn trở đối với Lãnh đạo bệnh viện Uông Bí và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh vì tỷ lệ người hiến máu nhắc lại rất thấp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 416 Tỷ lệ nhiễm HBV của Hiến máu lần đầu và hiến máu nhắc lại là tương đương do khoảng cách hiến máu nhắc lại dài. Kết quả này cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu nhắc lại rất cao nhiều so với kết quả của một số nghiên cứu khác(6,13,14). Tỷ lệ nhiễm HCV là tương đương; còn tỷ lệ nhiễm HIV chỉ gặp ở hiến máu lần đầu, nhiễm Giang mai gặp ở cả hiến máu lần đầu và nhắc lại. Chưa gặp một trường hợp nào nhiễm ký sinh trùng Sốt rét. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này cho ta một số nhận xét: - Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện cao: 92,9% - Tỷ lệ nhiễm: HBV cao (8,0%), tỷ lệ nhiễm HCV, HIV, Giang mai thấp. Chưa gặp một trường hợp nào nhiễm ký sinh trùng Sốt rét. - Giới: nam chiếm tỷ lệ cao: 76,7%; tỷ lệ nhiễm HBV (+): 8,88%. Nữ chiếm 23,3%; tỷ lệ nhiễm HBV (+): 5,02%. Gặp nhiễm HIV, Giang mai ở nam nhưng tỷ lệ rất thấp. - Tỷ lệ nhiễm HBV ở tuổi từ 18-29 là 8,2%; - Người hiến máu có nghề nghiệp khác nhau nhưng tỷ lệ nhiễm HBV tương đương nhau. - Tỷ lệ nhiễm HBV ở người hiến máu lần đầu (8,4%) và nhắc lại (7,6%) gần tương đương nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận, Đỗ Trung Phấn. (2004). Vận động cho máu nhắc lại: biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu có hiệu quả. Tạp chí Y học Thực hành số 497/2004. Bộ Y tế năm 2004: 187-190. 2. Ngo MQ, Nguyen DT, Nguyen AT. (2007). National Institute of Hematology and Blood Transfusion, Hanoi, Vietnam. Establishment of a stable base of VNRBD in Vietnam. Vox sangguinis. The International Journal of Tranfusion medicine, Volume 93, Supplement 2, November 2007: 26. 3. Nguyễn Anh Trí. (2007). Quy chế Truyền máu. Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà nội- 2008. 4. Nguyễn Chí Tuyển, Nguyễn Anh Trí. (2004). Đánh giá sơ bộ tình hình thu gom máu và xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu tại các cơ truyền máu trong Toàn quốc và tại viện Huyết học-Truyền máu trung ương từ 1994 đến tháng 6/2004. Tạp chí Y học Thực hành số 497/2004. Bộ Y tế năm 2004: 170-174. 5. Nguyễn Đức Thuận, Cù Thị Lan Anh, Ngô Mạnh Quân. (2005). Đánh giá tình hình người hiến máu tình nguyện của viện Huyết học Truyền máu trung ương năm 2005. Tạp chí Y học thực hành 545/2006. Bộ Y tế xuất bản 6/2006:360-364. 6. Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Bạch Quốc Khánh, Nguyễn Anh Trí (2008). Khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện của thanh niên tại Hà Nội, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Tạp chí Y học Việt nam tập 344, số 2/2008: 629- 637. 7. Nguyễn Đức Thuận, Trần Ngọc Quế, Đỗ Trung Phấn (2004). Kết quả nghiên cứu xây dụng mô hình Điểm hiến máu nhân đạo cố định, thường xuyên và an toàn tại cộng đồng”. Tạp chí Y học Thực hành số 497/2004. Bộ Y Tế xuất bản năm 2004: 180- 184. 8. Nguyễn Trần Hiển (2005). Xét nghiệm HIV. pg 110-115. Bộ Y tế- Viện vệ sinh Dịch tễ trung ương. Hà nội 2005. 9. Oota M, Chaiwong K, Sangyuan U, Khongsup A, Vatanakul V, Kimila R. (2006). National Blood centre, Thai Red Cross, Bangkok, Thailand. Possitive rate of transfusion transmitted infections in blood donor at national blood centre, Thai Red Cross society; 2002-2006. Vox sangguinis. The International Journal of Tranfusion medicine, Volume 93, Supplement 2, November 2007: 51. 10. Phạm Anh Bính, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Quang Chiến (2004). Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV, HCV, HIV ở các đối tượng sinh viên, học sinh hiến máu nhân đạo tại bệnh viện 103. Tạp chí Y học Việt nam, tập 302, số đặc biệt tháng 9-2004: 127- 133. 11. Phạm Ngọc Dũng và cộng sự (2004). Tình hình hiến máu tự nguyện tại An giang năm 2004. Tạp chí Y học thực hành. Số 497/2004: 166-168. 12. Quyết định số 198/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình An toàn Truyền máu”. 13. Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 04 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu Tình nguyện”. 14. Trần Ngọc Quế, Nguyễn Đức Thuận, Đỗ Trung Phấn. (2003). Tình hình sinh viên cho máu tại viện Huyết học-Truyền máu trong 5 năm (1998-2003) và tỷ lệ nhiễm HIV, HBV, HCV. Tạp chí Y học Thực hành số 497/2004. Bộ Y Tế xuất bản năm 2004: 191-193. 15. Trần Thị Chi (2006). Xét nghiệm HBV trước khi thu gom máu tự nguyện tại Khánh Hòa từ 10/2004 đến 2/2006. Tạp chí Y học thực hành 545/2006. Bộ Y tế xuất bản 6/2006:341-344. 16. Trần Văn Bảo và cộng sự (2005). Tình hình thu nhận máu và khảo sát các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu trên người cho máu tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 4 năm (2002-2005). Tạp chí Y học thực hành 545/2006. Bộ Y tế xuất bản 6/2006: 338- 341. 17. Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Tấn Bỉnh (2008). Sàng lọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu tại bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt nam tập 344, số 2/2008: 559-568. 18. Vũ Bích Vân, Phạm Thu Khuyên, Phạm Thị La (2007). Nghiên tình hình nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai trên người hiến máu tình nguyện tại Thái Nguyên trong 5 năm (2003-6/2007). Tạp chí Y học Việt nam tập 344, số 2/2008: 592-598.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ty_le_nhiemhbv_hcv_hiv_giang_mai_sot_ret_o_nguoi_hi.pdf
Tài liệu liên quan